Một lão nông 74 tuổi ở tỉnh Vĩnh Long đã dành gần 2ha đất trồng cây ăn quả để làm nơi trú ngụ, sinh sản cho hàng ngàn con con chim, cò, cồng cộc, vạc...
Đầu giờ chiều, hàng ngàn con chim, cò, cồng cộc, vạc... ở đâu bay về liên tục đập cánh, kêu “oạc oạc”… trong vườn của ông Lê Văn Chìa (74 tuổi, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).
Ông Chìa cho biết, năm 2006, một đàn vạc hơn vài chục con bay về đậu trên vườn trái cây của gia đình. Ban đầu, ông nghĩ chúng trú tạm rồi sau đó sẽ bay đi, nhưng đến thời điểm hiện tại đã có hàng ngàn con chim, cò trắng, cồng cộc, vạc...
Đặc biệt, có loài cò ốc - hay còn gọi là cò nhạn (bên trái) quý hiếm với số lượng hàng ngàn con cũng về khu vườn của ông Chìa trú ngụ.
“Đất lành chim đậu”, số lượng chim, cò, cồng cộc, vạc về trú ngụ trong vườn nhà ông ngày càng đông; chúng làm tổ, đẻ trứng luôn trên những cây ăn quả khiến việc thu hoạch trái cây làm chim sợ. Từ đó, ông bỏ luôn khu vườn.
“Lúc đàn chim, cò chưa về, mỗi năm, gia đình tôi thu nhập được gần 100 triệu. Vì thế, khi tôi quyết định cho chúng ở thì bà vợ phản đối dữ lắm. Nhưng nhờ con cái động viên nên vợ tôi cũng đồng ý, vì vậy, mỗi tháng mấy đứa con có gửi ít tiền để chúng tôi trang trải cuộc sống” – ông Chìa tâm sự.
Cũng theo ông Chìa, sáng sớm và chiều tối là hai thời điểm những đàn cò, cồng cộc, vạc bận rộn nhất, chúng đập cánh, kêu “oạc oạc”… làm xao động cả khu vườn.
“Cồng cộc, cò trắng thì đi ăn vào buổi sáng, đến khi nào no mồi với về; vạc thì lại đi ăn vào buổi chiều, đến sáng hôm sau với về, những con nào có con trong tổ thì nửa đêm phải về cho con ăn” – ông Chìa cho biết về tập tính của từng loài.
Hiện, khu vườn của ông Chìa không khác gì rừng rậm, chằng chịt dây leo. Đặc biệt, từ dưới đất có thể quan sát những con chim non đang lớn từng ngày.
Để bảo vệ chim trước những kẻ săn trộm, khắp khu vườn ông còn làm thêm bẫy. Bẫy của ông là những sợi dây được bao quanh khu vườn, được đấu nối vào một chiếc lon sữa bò đặt sát các chòi nhỏ. Khi có trộm vào săn bắt chim hoặc lấy trứng sẽ vướng vào dây là lon sẽ bật chốt báo động vang lên.
Theo kinh nghiệm của ông Chìa, vào ban đêm nếu có kẻ gian xâm nhập khu vườn là lập tức đàn vạc sẽ "kêu cứu", từ đó ông biết chính xác vị trí của tên trộm.
“Có lúc tôi nghĩ mình phải đuổi đàn chim, cò này đi, nhưng lại nghĩ chúng gắn bó với vườn của mình, giờ nó ra ngoài bị người ta săn bắn tội nghiệp” – ông Chìa trải lòng.
Cò ốc - hay còn gọi là cò nhạn (bên trái) có tên khoa học là Anastomus Oscitans, thuộc họ diệc, bộ hạc, ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong Sách Đỏ Việt Nam. Ở Việt Nam, loài cò này chỉ xuất hiện ở một vài địa phương miền Tây Nam Bộ và Tây Ninh. Cò nhạn có trọng lượng khoảng 1 - 1,5kg, chim trưởng thành có chiều cao lên đến 50cm, chiều dài sải cánh khoảng 1m.
NGUYỄN TRI
Nguồn Báo Lao Động - Thăm vườn cò của lão nông 74 tuổi dành 2ha đất làm nhà cho chim | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn
Đầu giờ chiều, hàng ngàn con chim, cò, cồng cộc, vạc... ở đâu bay về liên tục đập cánh, kêu “oạc oạc”… trong vườn của ông Lê Văn Chìa (74 tuổi, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long).
Ông Chìa cho biết, năm 2006, một đàn vạc hơn vài chục con bay về đậu trên vườn trái cây của gia đình. Ban đầu, ông nghĩ chúng trú tạm rồi sau đó sẽ bay đi, nhưng đến thời điểm hiện tại đã có hàng ngàn con chim, cò trắng, cồng cộc, vạc...
Đặc biệt, có loài cò ốc - hay còn gọi là cò nhạn (bên trái) quý hiếm với số lượng hàng ngàn con cũng về khu vườn của ông Chìa trú ngụ.
“Đất lành chim đậu”, số lượng chim, cò, cồng cộc, vạc về trú ngụ trong vườn nhà ông ngày càng đông; chúng làm tổ, đẻ trứng luôn trên những cây ăn quả khiến việc thu hoạch trái cây làm chim sợ. Từ đó, ông bỏ luôn khu vườn.
“Lúc đàn chim, cò chưa về, mỗi năm, gia đình tôi thu nhập được gần 100 triệu. Vì thế, khi tôi quyết định cho chúng ở thì bà vợ phản đối dữ lắm. Nhưng nhờ con cái động viên nên vợ tôi cũng đồng ý, vì vậy, mỗi tháng mấy đứa con có gửi ít tiền để chúng tôi trang trải cuộc sống” – ông Chìa tâm sự.
Cũng theo ông Chìa, sáng sớm và chiều tối là hai thời điểm những đàn cò, cồng cộc, vạc bận rộn nhất, chúng đập cánh, kêu “oạc oạc”… làm xao động cả khu vườn.
“Cồng cộc, cò trắng thì đi ăn vào buổi sáng, đến khi nào no mồi với về; vạc thì lại đi ăn vào buổi chiều, đến sáng hôm sau với về, những con nào có con trong tổ thì nửa đêm phải về cho con ăn” – ông Chìa cho biết về tập tính của từng loài.
Hiện, khu vườn của ông Chìa không khác gì rừng rậm, chằng chịt dây leo. Đặc biệt, từ dưới đất có thể quan sát những con chim non đang lớn từng ngày.
Để bảo vệ chim trước những kẻ săn trộm, khắp khu vườn ông còn làm thêm bẫy. Bẫy của ông là những sợi dây được bao quanh khu vườn, được đấu nối vào một chiếc lon sữa bò đặt sát các chòi nhỏ. Khi có trộm vào săn bắt chim hoặc lấy trứng sẽ vướng vào dây là lon sẽ bật chốt báo động vang lên.
Theo kinh nghiệm của ông Chìa, vào ban đêm nếu có kẻ gian xâm nhập khu vườn là lập tức đàn vạc sẽ "kêu cứu", từ đó ông biết chính xác vị trí của tên trộm.
“Có lúc tôi nghĩ mình phải đuổi đàn chim, cò này đi, nhưng lại nghĩ chúng gắn bó với vườn của mình, giờ nó ra ngoài bị người ta săn bắn tội nghiệp” – ông Chìa trải lòng.
Cò ốc - hay còn gọi là cò nhạn (bên trái) có tên khoa học là Anastomus Oscitans, thuộc họ diệc, bộ hạc, ở bậc R (cực kỳ quý hiếm) trong Sách Đỏ Việt Nam. Ở Việt Nam, loài cò này chỉ xuất hiện ở một vài địa phương miền Tây Nam Bộ và Tây Ninh. Cò nhạn có trọng lượng khoảng 1 - 1,5kg, chim trưởng thành có chiều cao lên đến 50cm, chiều dài sải cánh khoảng 1m.
NGUYỄN TRI
Nguồn Báo Lao Động - Thăm vườn cò của lão nông 74 tuổi dành 2ha đất làm nhà cho chim | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn
Nhận xét
Đăng nhận xét