Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2021

Một ngày tham quan vườn chim Hai Chìa Vĩnh Long

Một ngày tiền trạm khảo sát dự án hàng rào bảo vệ vườn chim nhà bác Hai Chìa thật trọn vẹn. Đoàn chúng tôi khởi hành từ tphcm 8h sáng, đến trưa đã đến vườn nhà bác Hai. Sau một hồi giao lưu với hai bác, bác trai đã dẫn cả đoàn đi dạo một vòng vườn chim. Vừa đi bác vừa kể về những lần bị trộm đột nhập và dấu vết còn giữ trên những góc hàng rào bị bẻ cong. Đi bộ xung quanh vườn chim không khác gì đi bộ trong rừng là mấy, có đủ các loài cây dại, dương sỉ, cỏ, mọc um tùm và đa dạng ngay dưới vườn trái cây nơi chim làm tổ. Và vào khoảng 16h cả đoàn đi ngắm chim và chờ chim về tổ. Như một lời cảm ơn của bầy chim khi biết chúng tôi đến để bảo vệ chúng, chúng đã bay lượn một vòng rất đẹp dưới bầu trời hoàng hôn với những ánh mây vảy rồng trông thật đẹp mắt Hiện tại số lượng trứng chim đang bị giảm một cách nghiêm trọng do nạn chộm trứng chim và săn bắn trái phép, nên rất cần sự chung tay của nhiều người, các ngành các cấp và trên hết là nhanh chóng làm hàng rào tự bảo vệ vườn. Mong sao nghĩa c...

Dùng bữa cơm miệt vườn trong vườn chim Vĩnh Long

Mặc dù hai bác đã lớn tuổi nhưng sự nhiệt tình và chất phác thì không bao giờ thiếu ở hai bác. Nếu nhóm bạn muốn ghé thăm vườn chim và dùng cơm trưa hay chiều tại vườn, bạn có thể liên lạc với hai bác trước để hai bác có thể chuẩn bị một bữa ăn giản dị theo phong cách miệt vườn.  Nghe bác gái kể, hồi còn con gái bác cũng là một thợ nấu, nên các món ăn miền tây bác làm được hết tuy nhiên do căn bệnh hiện tại bác sĩ khuyên không cho ăn chất ngọt có đường do đó bác không thể nêm nếm chính xác được, nhưng các món ăn bác làm vẫn rất ngon và hợp khẩu vị. Các món ăn căn bản bác gái có thể chuẩn bị cho đoàn nhóm từ 4 - 15 khách - Cháo gà - Gà luộc - Gỏi - Bánh tép chiên dòn .. Bạn nên đặt trước để được chuẩn bị chu đáo

Khách ghé thăm vườn chim Hai Chìa, Vĩnh Long

Lần thứ hai ghé thăm vườn chim nhà bác Hai Chìa ở Vĩnh Long, hai bác chia sẻ là hai bác rất vui và niềm vui giống như đang nắng hạn mà có được cơn mưa rào tưới mát qua làm cho cây trái tươi tốt. Hơn nữa giờ đây du khách đã dễ dàng tìm được địa chỉ và có thể tự đến tận vườn nhà hai bác để tham quan đàn chim cũng như thăm và động viên hai bác tiếp tục bảo vệ đàn chim Bác kể, lễ 30.4 vừa rồi, có một nhóm khách đến thăm vườn, mặc dù hai bác chỉ có thể chuẩn bị cơm nước đạm bạc thôi nhưng anh em trong đoàn cảm thấy rất vui vì sự nhiệt tình của hai bác. Mong sao ngày càng nhiều đoàn khách ghé thăm vào các dịp cuối tuần để vườn chim này không chỉ là nơi trú ngụ của các đàn chim trời mà còn là nơi giao lưu học hỏi về bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường  

Ngày mình đi với nhau ấy là ngày đẹp trời

Hai vợ chồng bác Hai Chìa

Cập nhật quỹ ủng hộ gia đình Bác Hai Chìa - 13.4.2021

Hiện tại, tới lần cuối screenshot ( (‪17:52‬ ngày 13/4), tài khoản của các bạn gửi ủng hộ xây dựng hàng rào vào tài khoản của chị Thùy Anh đã nhận được số tiền là: 101.220.520 VND Tài khoản Paypal và Venmo bên Mỹ (tính tới ‪14:00‬ ngày 13/4) là: USD 1465.08 . Số tiền này mình sẽ chia theo đúng notes các bạn kèm theo, tiền nào là hàng rào sẽ vào quỹ hàng rào, của hai bác sẽ gửi cho hai bác, của ai gửi chung sẽ chia đôi! Còn hai bác thì tính tới ‪8h35‬ phút sáng ngày ‪12/4‬ hai bác nhận được 99.565.797 VND vào Vietinbank và 30.240.214 VND vào Agribank. * Ủng hộ trực tiếp vào tài khoản của bác Hai Chìa Lê Văn Chìa, 106873034796. Vietinbank, PGD Trà Ôn, Vĩnh Long Hoặc Lê Văn Chìa Agri bank (Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn), chi nhánh huyện Trà Ôn, Vĩnh Long Stk: 7305205297284 * Tài khoản ủng hộ xây dựng hàng rào Vũ Thùy Anh Techcombank Gia Định: 11621179682016 Nếu ở nước ngoài, thì gửi Paypal nhé, bạn ghi rõ tên và mục đích chuyển tiền (gửi bác 2 Chìa/Xây hàng rào, hay cả ...

Góp sức giúp bác Hai biến vườn chim thành điểm đến du lịch ngắm chim

Một nhà vườn khi không có đất để canh tác mà dành đất làm nơi trú ngụ cho chim ở, thì nguồn thu ắt hẳn không thể đến từ nông nghiệp Mình xin mạnh dạn gợi ý bác làm điểm dừng chân để ngắm chim cho các đoàn khách quan tâm vào lúc bình minh hay hoàng hôn, thời điểm mà chim về nhiều và ánh sáng đẹp để chụp hình Vào những khung giờ khác thì vẫn nhận khách vào tham quan vườn, và trải nghiệm đi bộ một vòng quanh vườn để tận mắt thấy công cuộc bảo vệ nhà cho vườn chim là như thế nào. Vé vào cổng tuỳ lòng hảo tâm và là nguồn thu chính cho bác để bác tiếp tục bảo vệ và nuôi dưỡng vườn chim Gợi ý lịch trình di chuyển, tham quan Từ tphcm bạn có thể đi theo hai hướng để đến vườn chim Hai Chia. Một là đi qua Vĩnh Long, Ô Môn, rồi đến vườn. Hai là đi qua Bến tre rồi đến vườn. Trung bình 180 km, đi 4 tiếng Nếu bạn đã có mặt ở Cần Thơ, thì buổi chiều trên đường về tphcm bạn có thể ghé thăm vườn chim Hai Chìa, vị trí vườn khá thuận đường, sau đó đi theo hướng Bến Tre rồi về lại tphcm. Lưu ý buổi chiều c...

Tiền trạm khảo sát làm tường rào vườn chim Hai Chìa, Vĩnh Long 7.4.2021

Được tin nhóm thiện nguyện dự tính quyên góp hỗ trợ gia đình nhà bác Hai Chìa, chủ vườn chim quý tại Vĩnh Long làm hàng rào bảo vệ chim, mình đã có dịp ghé ngang qua làm tiền trạm và tổng kết được một ít thông tin sau sau khi bàn chuyện với bác hai để nhóm thiện nguyện lên kế hoạch ủng hộ bác làm tường rào Vị trí khu vườn GPS vị trí:  https://goo.gl/maps/BTfZsN5vmaxvugcHA Khu vườn bác Hai Chìa rộng 2 ha (20.000 m2) nằm cạnh đường nhựa Số 2 (xe 16 chỗ đi được) khoảng 200 m, chỉ có thể vào bằng xe máy hoặc đi bộ. Khu đất khá vuông vức, bề dài các cạnh khoảng 200 m,  200 m mặt tiền phía trước khu đất (cổng vào) tiếp xúc với đường dân sinh rộng 2 m, là đường đi chung của các hộ trong khu vực, do đó từ vị trí này, kẻ gian dễ dàng quan sát và hại chim. --> Làm tường cao 3m để bảo vệ, che tầm nhìn, giảm khả năng xâm nhập và săn bắn. Tuỳ tình hình tài chính, có thể làm bằng lưới B40, có chân gạch betong, tổng chiều cao 3m, có khung sắt bao lưới B40, phía trên cùng là lớp ...

Sự quái lạ của ông Hai Chìa: Chấp nhận mất trắng nguồn thu khủng để nuôi chim trời không công

Dành 20 công đất “nuôi” chim trời

Vườn chim quý ở Vĩnh Long đang báo động vì nạn săn bắt trộm

Phút trải lòng của người nuôi chim trời

Nguy cơ mất vườn chim vì săn trộm

Một lão nông hết lòng vì đàn chim trời

Dù thất thu hàng trăm triệu đồng vì chim trời đến ở nhưng một lão nông ở Vĩnh Long vẫn hết lòng cưu mang, bảo vệ đàn chim. Ông Lê Văn Chìa, 74 tuổi cư ngụ ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long có miếng vườn rộng 2ha, trước đây trồng nhãn, măng cụt, dâu… Kể từ khi đàn chim trời bay về trú ngụ, vườn cây ăn trái của ông xác xơ, trơ cành, trụi lá khiến ông thất thu mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Mặc dù vậy ông vẫn vui vẻ và tâm huyết chăm sóc, bảo vệ và bảo tồn đàn chim trời không cho kẻ lạ săn bắt. Ông cho biết vào năm 2006 có một đàn vạc độ vài chục con xuất hiện trong vườn nhãn. Qua mấy ngày sau, chúng lại bay về càng lúc càng đông. Khoảng vài tháng sau, khu vườn của ông biến thành một sân chim, sáng chiều chúng bay lượn dày đặc một góc trời vô cùng đẹp mắt, nay ước tính có trên 4.000 con. Ngoải vạc ra, ông Chìa còn phát hiện có nhiều loại chim hoang dã như cò trắng, cò quắm, cồng cộc… nhiều nhất là cò ốc. Hôm đến xem vườn chim của ông, nhiều người còn nghe tiếng cuốc, ti...

Cặp vợ chồng già hy sinh vườn nhãn để nuôi... chim trời

PNO - Vườn nhãn 3.000 mét vuông xum xuê trái đang cho thu nhập ổn định thì ông Hai bỗng cho ngưng thu hoạch vì có một đàn chim về ở. Người ngoài nhìn mà tiếc hùi hụi... Hai con diệc Phèn, cò Muối bị bắn gãy chân từ lúc chưa đủ lông cánh, giờ đã no cữ chiều với mớ cá trắng ông Hai xúc dưới mương. Vội rời nhà sau chén cơm bà Hai nấu với mớ rau tập tàng, ông lội phom phom ra khu vườn hoang rộng hàng chục ngàn mét vuông, nơi có hàng vạn con chim cò, diệc, cồng cộc, bìm bịp… trú ngụ. Khu vườn lạ bên bờ Vĩnh Xuân Bà con nông dân ở vùng Tân Mỹ (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) không còn lạ gì khu vườn hoang của gia đình ông Hai Chìa (Lê Văn Chìa, 75 tuổi) nằm sát nhánh sông Vĩnh Xuân rộng gần 20.000m2, với đủ loại chim, cò, vạc, diệc… Với họ, cái lạ có chăng chính là “cái gàn cái quái” của gia đình rặt nông dân này. Ai đời, vườn nhãn ba ngàn mét vuông xum xuê trái đang cho thu nhập ổn định thì ông Hai bỗng cho ngưng thu hoạch vì tự dưng có một đàn chim về ở. Người ngoài nhìn mà tiếc hùi hụi, v...

Cho chim "dìa" xây tổ

(VLO) Khi chúng tôi tới xã Tân Mỹ (Trà Ôn), hỏi đường vào nhà ông Hai Chìa (Lê Văn Chìa) thì được hỏi ngược lại “nhà ông Hai Chìa cho chim dìa ở phải hông” rồi chỉ chúng tôi đi theo hướng Mặt trời mọc, cuối đường quẹo hướng Mặt trời lặn, qua cầu số 1 tới cầu số 2 rẽ trái… Đầu đường, có tấm bảng mới dựng “Khu bảo tồn đa dạng sinh học- cấm săn bắt” dẫn vào vườn chim nhà ông Hai Chìa "Bầy chim biết tui thương tụi nó…” Đường đan ven con rạch nhỏ, cách hàng trăm mét đã nghe tiếng chim rôm rả riêng một góc trời. Thấy khách bày tỏ “muốn nghe tâm tình về vườn chim”, ông bỏ dở việc sửa chuồng dê sau nhà, vội rửa tay, chỉnh lại chiếc áo sờn vai và nhiệt tình dẫn nhà báo ra vườn “coi tụi nó trước”. Theo lối nhỏ đầy cỏ, ông bảo: “Đây nè, đi theo tui, lối này ngày mưa hay nắng tui cũng ra vào với tụi nó”. Khu vườn 20 công đất lọt thỏm giữa ấp Gia Kiết, xung quanh là nhà ở, vườn cam, ruộng lúa. Lão nông hơn 70 tuổi dẫn đường thoăn thoắt qua các mương vườn, cầu khỉ, bụi rậm dây giăng um tùm, chố...

Bất ngờ với đàn vạc hàng trăm con ở vườn nhãn

Mặc dù đàn vạc trú ngụ trong vườn nhãn làm thiệt hại năng suất và cũng gây cho ông không ít khó khăn trong việc chăm sóc vườn, nhưng vì yêu quý chúng nên ông Hai Chìa cũng chấp nhận. Theo hướng dẫn của anh Võ Văn Hồng- Cảnh sát Môi trường tỉnh, tôi tìm đến nhà ông Lê Văn Chìa (Hai Chìa, 64 tuổi) ở ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ- Trà Ôn. Tại đây, tôi được ông Hai Chìa dẫn ra vườn nhãn để tận mắt xem đàn vạc khoảng vài trăm con đậu và làm tổ trên vườn nhãn của ông và người cháu kế bên- anh Lê Phước Đại. Trên tổng diện tích 2,4 ha, đàn vạc đã trú ngụ từ 3 năm nay. Lần theo bước chân nhẹ nhẹ của ông Hai đi vòng quanh khu vườn nhãn, chúng tôi thấy dưới đất trải đầy phân chim, trên những nhánh nhãn thì san sát những tổ chim lớn. Vào đến giữa khu vườn, ông Hai vỗ tay vài cái thì ào ạt hàng trăm con chim lớn như con cò và có màu xám ngắt bay ra kêu “oạc… oạc…”. Ông Hai khẳng định đây là loài vạc cùng họ với cò nhưng khác màu và thân mình to hơn, chân và mỏ cũng có vẻ ngắn hơn cò. Ông Hai Chìa kể, khoả...

Đau đáu vườn chim trời Tân Mỹ

BVR&MT – Trong lúc người người bảo nhau “tấc đất, tấc vàng” thì tại ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long đã có một lão nông 75 tuổi đã hy sinh 20.000 mét vuông đất để hình thành nơi cư trú của hàng chục ngàn loại chim, cò thiên nhiên tìm về trú ẩn với mong muốn bảo tồn, phát triển đàn chim trời đông đảo này. Người khen thì nhiều nhưng người chê bai, dè bỉu cũng không ít. Thế nhưng suốt 14 năm qua, ông vẫn miệt mài đeo bám với công việc thầm lặng của mình bằng tấm lòng bao dung rất lạ. Duyên nợ với chim trời Theo chân ông Lê Văn Chìa (Hai Chìa) len lõi vào những khu vườn rậm rạp to rộng đang là nơi di trú, sinh hoạt, sinh sản của hàng ngàn cò, vạc, cồng cọc, chúng tôi khá vất vả bởi lão nông này di chuyển rất nhanh nhẹn qua các mương vườn, cầu khỉ, bụi rậm dây giăng ùm tùm. Trên đầu chúng tôi là hàng ngàn chim trời nghe tiếng động kéo nhau bay đi đen kín bầu trời với những tiếng kêu như kêu cứu vì hốt hoảng bởi sự có mặt của người lạ. Ông Chia kể lại: “Năm 2006 bỗng ...

Lão nông mê chim trời

Những năm tháng bám vườn mưu sinh khiến lão nông Hai Chìa (Lê Văn Chìa, 74 tuổi, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, Vĩnh Long), có dáng người nhỏ thó, gương mặt khắc khổ cùng đôi tay chai sần. Rồi như định mệnh, những con chim trời bay về trú ngụ trong vườn; vườn cây xơ xác không còn cho thu hoạch, cuộc sống càng thêm khó khăn, nhưng ông nói: “Đã trót mê nó rồi…”. Đất lành chim đậu Hôm chúng tôi đến thăm, tiếng chim, cò ra rả không ngớt ngoài vườn nhãn, măng cụt giờ gần như hoang phế. Bà Hai Thôi đợi chồng đi chợ mua đồ về chuẩn bị bữa cơm sáng. Nghe tiếng xe máy lạch tạch ngoài ngõ, bà nói: “Ổng về, có đồ ăn”. Tay cầm bọc hủ tiếu dành cho vợ, tay bọc trứng vịt, nụ cười hiền trên môi, ông nói: “Vợ chồng già ăn gì mà chả được, chỉ lo cho “tụi nhỏ” ngoài vườn sau này không chỗ đậu”. Mấy bó tràm chất trên xe được ông nhanh chóng ôm vào và mang ra vườn. “Mua về trồng liền, để nó héo, mất thêm thời gian phục hồi, cây sẽ chậm lớn. Nhãn, cây tạp trong vườn giờ còi cọc, nếu chúng chết, cây tràm còn kịp ...

Lão nông miền Tây dành gần 2ha đất cho đàn chim trời ở

Tuổi Trẻ - Sự quái lạ của lão nông Hai Chìa

TTO - Hơn một thập kỷ trước, vườn nhãn sum sê mỗi năm mang về cho lão nông Hai Chìa cả trăm triệu đồng. Một ngày nọ, trời bén duyên đưa lũ chim trời kéo về vườn nhãn. Hai Chìa bấm bụng bỏ vườn cho bầy chim thống trị... Đến ấp Gia Kiết, xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long hỏi thăm về lão nông sở hữu vườn chim trời hàng ngàn con thì từ đầu đến cuối xóm ai cũng biết. Vườn nhãn biến thành vườn chim hoang dã Đó là lão nông Lê Văn Chìa (73 tuổi) mà người dân trong ấp hay gọi ông là Hai Chìa. Tiếng tăm của ông Hai Chìa nổi như cồn không phải vì giàu có hay có tài cán gì đặc biệt, mà lão nổi tiếng bởi sự quái lạ là bỏ đất, bỏ vườn thu nhập cả trăm triệu đồng mỗi năm cho bầy chim. Người dân từ đầu đến cuối xóm ai cũng gọi Hai Chìa là "lão điên", nhưng họ cũng phải trầm trồ khen ngợi mỗi khi đi ngang qua vườn chim hoang dã của lão. Sống cách nhà lão nông Hai Chìa chừng 500m, ông Sơn Khen (86 tuổi) cũng không khỏi ngạc nhiên khi nhắc đến "người quái lạ" Hai Chìa. Ông nói: ...

Công tác kiểm kê, khảo sát vườn chim Vạc tại xã Tân Mỹ, huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng về đa dạng sinh học (ĐDSH), trong đó quần thể chim nước rất phong phú về số loài và số cá thể. Hiện nay, quần thể chim nước xuất hiện chủ yếu tại các nơi đã có kế hoạch bảo tồn ở cấp tỉnh hay cấp quốc gia như Vườn quốc gia Tràm Chim (Đồng Tháp), U-Minh Thượng (Kiên Giang), Mũi Cà Mau; hay các Khu bảo tồn như Láng Sen (Long An), Lung Ngọc Hoàng (Hậu Giang), Phú Mỹ (Kiên Giang); hoặc có qui mô nhỏ hơn như các sân chim Cái Nước (Cà Mau), sân chim Bạc Liêu, Vàm Hồ (Bến Tre); đặc biệt là các quần thể chim định cư rãi rác khắp ĐBSCL mà người dân hay gọi là “Vườn Cò”. Những vườn cò nầy có qui mô diện tích nhỏ hơn như vườn cò Bằng Lăng (Cần Thơ), Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân (Hậu Giang). Trong những năm qua, các vườn cò này đã được các cơ quan chức năng thực hiện khảo sát nghiên cứu và đưa vào kế hoạch hành động bảo tồn ĐDSH của tỉnh nhà, tuy nhiên “vườn cò Hai Chìa” thì chưa được khảo sát nghiên cứu và vì vậy cũng chưa có kế hoạch bảo tồn và ph...